Khi chọn mua Giấy Nhám, chúng ta sẽ thấy có các thông số ký hiệu là A hoặc P. Cả 2 chữ cái này đều là ký hiệu biểu thị cho độ nhám (grit), tuy nhiên mỗi ký hiệu lại theo một tiêu chuẩn khác nhau.
Vậy cụ thể sự khác nhau giữa 2 ký hiệu này như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Trước Tiên, Cần Hiểu Về Độ Nhám (Grit)
Để hiểu về A và P, trước tiên cần biết grit là gì? Như đã nói, grit chính là độ nhám của Giấy Nhám và vải nhám, chỉ độ sắc bén của các hạt mài mòn trên bề mặt giấy. Độ sắc bén của Giấy Nhám cũng được phân loại khác nhau. Sản phẩm càng có độ nhám cao thì càng sắc bén, khả năng mài mòn càng nhanh.
Tuy nhiên không vì vậy mà sản phẩm có độ nhám cao thì sẽ là lựa chọn tốt nhất. Sản phẩm bạn chọn chỉ thực sự tốt khi nó có độ nhám phù hợp với tính chất bề mặt vật liệu, yêu cầu khi chà nhám…
2. Sự Khác Nhau Giữa 2 Ký Hiệu A Và P Trên Giấy Nhám
Khi chọn mua Giấy Nhám, bạn sẽ trên phần ghi thông tin sản phẩm ký hiệu A hoặc P. Đó chính là ký hiệu của độ nhám. Trong đó:
*P: là ký hiệu về độ nhám được quy định dựa trên tiêu chuẩn của châu Âu (FEPA is the European Federation of Abrasives Producers)
*A: là ký hiệu độ nhám được quy định dựa trên tiêu chuẩn của Nhật ((JIS is the Japanese Standardization Organization).
Tuy nhiên cần hiểu một cách rõ ràng và chính xác hơn, đây không phải là ký hiệu cho độ nhám của các hạt nhám riêng lẻ, mà là của cả một tổ hợp hạt. Có rất nhiều loại hạt: 50, 60, 70, 80. Và giới hạn tỷ lệ % cho phép các hạt này sẽ được hiệp hội quy định.
Chẳng hạn, nếu thấy trên Giấy Nhám có ghi P60 thì đó là ký hiệu chỉ 1 tập hợp số chứ không phải là một số nhất định. Tương tự vậy, A60 cũng là 1 tập hợp số, do đó chúng ta không thể quy đổi từ P sang A hoặc ngược lại.
Khi xét ở góc độ nhà sản xuất, giá trị của A và P cũng không hoàn toàn giống nhau. Ví dụ, đều là Giấy Nhám có P60 nhưng nếu là sản phẩm có xuất xứ từ Nhật thì không giống giấy có P60 của Đức, cũng không giống Trung Quốc, Hàn Quốc, bởi vì các tỉ lệ hạt là không giống nhau. Chính vì vậy, khi chọn mua Giấy Nhám thì bạn nên nói rõ về mục đích, nhu cầu sử dụng, công đoạn và loại bề mặt cần chà nhám để được nhà sản xuất cung cấp loại sản phẩm có độ nhám phù hợp.
3. Các Loại Hạt Nhám Chính
Hiện nay khi sản xuất Giấy Nhám, các nhà sản xuất chủ yếu sử dụng các loại hạt nhám chính sau đây:
*Glass Paper: còn được gọi là đá lửa, có màu vàng nhạt, nhẹ và dễ bị phân hủy
*Garnet: Rất đa dạng màu sắc nhưng phổ biến nhất là màu nâu đỏ, thích hợp sử dụng cho công đoạn hoàn thiện sản phẩm.
*Nhôm Oxide: hạt nhám này có độ bền khá cao nhưng hiệu quả chà nhám thì lại không đảm bảo bằng các loại trên.
*Silicon Carbide: Phổ biến nhất là loại màu xám tối hoặc đen, thích hợp cho đánh bóng kim loại.
Công ty TNHH Thiết bị Phun sơn Việt Nam (VinaSPC) – Trung tâm bảo hành Mirka chính hãng tại Việt Nam
Nhà phân phối chính thức thiết bị phun sơn WAGNER, ANEST IWATA, PRONA, FSL, MEIJI và máy chà nhám hiệu MIRKA của Phần Lan tại Việt Nam.
Quý khách hàng muốn mua Máy Chà Nhám, Máy Phun Sơn, Súng Phun Sơn hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc:
Công ty TNHH Thiết bị Phun sơn Việt Nam (VinaSPC)
Địa chỉ: 181/13 Đường 3-2 Phường 11, Quận 10, TPHCM.
Điện thoại: 0943.942249
Email: thietbiphunsonvietnam@gmail.com